Thân Hữu Đồng Công - Hải Ngoại

Giáo Hội Hiện Thế - Thời Khoảng 7-9/10/2024

Trọng kính Cộng đồng Dân Chúa,
Trong bức thư gửi cho cộng đoàn của Giáo Xứ Thánh Gia ở Dải Gaza sau đúng 1 năm chiến sự xẩy ra, 7/10/2023,
ĐTC Phanxicô đã lên tiếng vừa trách móc vừa nhắc nhở chung cộng đồng quốc tế và riêng các cường quốc trên thế giới về 
sự bất lực nhục nhã của cộng đồng quốc tế và các quốc gia hùng mạnh trong việc chấm dứt chiến tranh”.
Hoa Kỳ và Đức được cho là những nước cung cấp vũ khí chủ yếu cho Israel
Mỹ tiếp tục viện trợ quân sự 8,7 tỷ USD cho Israel
Ngài tiếp tục nhấn mạnh rằng: 
Chiến tranh là một thất bại. Vũ khí không xây dựng tương lai mà phá hủy nó, bạo lực không bao giờ mang lại hòa bình. 
Lịch sử đã chứng minh điều này, nhưng nhiều năm xung đột dường như không dạy cho chúng ta điều gì”.
Một năm giết chóc và những giả định sai lầm đưa Trung Đông đến bờ vực cuộc chiến sâu rộng hơn
Những lần Israel phớt lờ Mỹ giữa căng thẳng Trung Đông
Đòn bẩy vũ khí của Mỹ dần kém hiệu quả với Israel
Mỹ 'bị gạt sang bên lề' khi Israel định hình lại Trung Đông
Với tất cả lòng tin tưởng nguyện cầu của chúng ta cho công lý và hòa bình trên thế giới càng văn minh và nhân bản càng bạo loạn, chết chóc và tang thương ngày nay,
nhất là cầu cho các thành phần lãnh đạo chính trị trên thế giới biết phục vụ công ích của dân nước của mình nói riêng và của cộng đồng nhân loại nói chung,
chúng ta tiếp tục theo dõi tình hình Giáo Hội Hiện Thế trong thời khoảng mấy ngày vừa qua ở những đường kết nối tùy nghi sau đây:
 
GIÁO HỘI
ĐTC Phanxicô gửi thư bày tỏ sự gần gũi với tín hữu Công giáo Trung Đông
Các tham dự viên Thượng Hội đồng lạc quyên giúp đỡ tín hữu Công giáo Gaza
Họp báo THĐGM ngày 7/10: Chia sẻ nỗi đau của những người đau khổ vì chiến tranh
Họp báo THĐGM ngày 5/10: Giải thoát bản thân khỏi nỗi sợ hãi người khác
Sự ngạc nhiên của một vài tân Hồng y và ý hướng của ĐTC Phanxicô
Đức Thánh Cha mời gọi người trẻ để Chúa lấp đầy niềm vui
Đức Thánh Cha khen ngợi các hiến binh Vatican phục vụ như các thiên thần
Đức TGM Tokyo bất ngờ vì có tên trong danh sách 21 tân Hồng y
Chủ tịch HĐGM Haiti: Chúng tôi đã kiệt sức, nhà nước phải giúp chúng tôi
Tên của 4 nữ tu được đặt cho 4 tiểu hành tinh
Khắp nơi hưởng ứng lời kêu gọi cầu nguyện cho hoà bình của Đức Thánh Cha 
Các tín hữu có thể bắt đầu đăng ký online thời gian hành hương Cửa Thánh 4 Đền thờ
HIỆN THẾ
Một Năm Chiến Tranh Tại Dải Gaza
Gaza như bình địa sau một năm chiến sự
Israel công bố thương vong sau một năm tấn công 40.000 mục tiêu ở Gaza
Israel tưởng niệm một năm loạt tấn công khủng bố ngày 07/10/2023
Nhìn lại một năm xung đột Israel - Hamas ở Dải Gaza
Tình cảnh người Gaza sau một năm chiến sự
Israel cảnh báo Iran có kết cục giống Gaza, Lebanon
Mối nguy với nền kinh tế Iran nếu chiến tranh bùng phát
Iran hủy hàng loạt chuyến bay trên toàn quốc
Iran có thể phóng "mưa" tên lửa vào Israel trong 15 phút
Một năm sau vụ khủng bố 07/10, Israel tiếp tục tấn công dữ dội Hezbollah và Hamas
Mỹ phá âm mưu khủng bố ngày bầu cử tổng thống
AI deepfake lừa dối và chia rẽ một cộng đồng: Tại sao người ta vẫn còn tin?
Giải Nobel Hóa Học được trao cho ba nhà khoa học nghiên cứu về protein – cấu trúc của sự sống
Quy mô bão Milton nhìn từ vũ trụ
Hoa Kỳ : Milton, cơn bão mạnh nhất của thế kỷ đổ bộ vào bang Florida
Nỗi khổ của người Florida khi sơ tán trước siêu bão Milton
Dân Florida cuống cuồng sơ tán khi siêu bão Milton áp sát
Người Việt ở Mỹ di tản trong sợ hãi vì bão Milton sắp ập tới
CSVN thả tù nhân một cách đểu cáng với các trò ‘kịch tính’ bất đắc dĩ
Cựu quan chức CSVN liên tiếp được tha tù trước thời hạn
Liệu Putin có trở thành ‘con bài mặc cả’ trong tay Bắc Kinh?
Bạo hành trẻ em trong một xã hội vô cảm, lạc hậu, quan liêu


Tiếp kiến chung 9/10/2024 - ĐTC Phanxicô: Chúa Thánh Thần mở rộng và hiệp nhất Giáo hội

Trong bài giáo lý tại buổi tiếp kiến chung sáng thứ Tư ngày 9/10/2024, Đức Thánh Cha nhắc rằng sự hiệp nhất của cuộc sống, của Lễ Hiện Xuống, theo Chúa Thánh Thần, đạt được khi chúng ta cố gắng đặt Thiên Chúa, chứ không phải chính mình, vào trung tâm. Sự hiệp nhất giữa các Kitô hữu cũng được xây dựng theo cách này: không phải bằng cách chờ đợi người khác đến với chúng ta ở nơi chúng ta đang ở, nhưng bằng cách cùng nhau hướng tới Chúa Kitô.

Vatican News 

Trong bài giáo lý, Đức Thánh Cha quay lại với tường thuật về Lễ Hiện Xuống trong Sách Công Vụ Tông đồ, mô tả các Tông Đồ là những người “được đầy tràn Chúa Thánh Thần” và được sai đi để công bố Tin Mừng cho thế giới. Ngài nói rằng trong mọi thời đại, Chúa Thánh Thần hướng dẫn Giáo Hội trong sứ mạng ôm trọn mọi dân tộc trong sự hiệp nhất của Thân Thể Chúa Kitô. Do đó, có hai chuyển động: phổ quát và hiệp nhất. Một mặt, Chúa Thánh Thần thúc đẩy Giáo hội cởi mở và đi ra để loan báo Tin Mừng cho mọi người, không phân biệt ai. Mặt khác, Người gắn kết cộng đồng lại với nhau một cách mật thiết xung quanh Chúa Kitô, “mối dây hiệp nhất”.

Đức Thánh Cha lưu ý rằng việc đạt được và duy trì sự hiệp nhất trong Giáo hội, cũng như trong đời sống, không phải là điều dễ dàng, bởi vì dù rất muốn hiệp nhất nhưng chúng ta chỉ muốn bám giữ quan điểm riêng của mình và khiến cho sự hiệp nhất càng xa vời hơn. Ngài nhắc rằng sự hiệp nhất của cuộc sống, của Lễ Hiện Xuống, theo Chúa Thánh Thần, đạt được khi chúng ta cố gắng đặt Thiên Chúa, chứ không phải chính mình, vào trung tâm. 

Mở đầu buổi tiếp kiến, cộng đoàn cùng nghe đoạn sách Công vụ Tông đồ (11,15-17):

[Ông Phêrô nói:] “Tôi vừa mới bắt đầu nói, thì Thánh Thần đã ngự xuống trên họ, như đã ngự xuống trên chúng ta lúc ban đầu. Tôi sực nhớ lại lời Chúa nói rằng: ‘Ông Gioan thì làm phép rửa bằng nước, còn anh em thì sẽ được rửa trong Thánh Thần’. Vậy, nếu Thiên Chúa đã ban cho họ cùng một ân huệ như Người đã ban cho chúng ta, vì chúng ta tin vào Chúa Giêsu Kitô, thì tôi là ai mà dám ngăn cản Thiên Chúa?”

Và Đức Thánh Cha bắt đầu bài giáo lý:

Bài giáo lý của Đức Thánh Cha

Anh chị em thân mến, chào anh chị em!

Trong hành trình giáo lý về Chúa Thánh Thần và Giáo hội, hôm nay chúng ta đề cập đến Sách Công vụ Tông đồ.

Trình thuật Chúa Thánh Thần hiện xuống vào ngày Lễ Ngũ Tuần bắt đầu bằng việc mô tả một số dấu hiệu chuẩn bị - gió, sấm sét và các lưỡi lửa - nhưng kết thúc với một khẳng định: “Và tất cả đều được tràn đầy Chúa Thánh Thần” (Cv 2,4). Thánh Luca -người viết sách Công vụ Tông đồ - nhấn mạnh rằng Chúa Thánh Thần là Đấng bảo đảm tính phổ quát  sự hiệp nhất của Giáo hội. Hiệu quả tức thì của việc được “đầy Thánh Thần” là các Tông đồ “bắt đầu nói các thứ tiếng khác” và rời Nhà Tiệc Ly để loan báo Chúa Giêsu Kitô cho đám đông (x. Cv 2,4tt).

Sứ mạng phổ quát của Giáo hội như dấu chỉ của sự hiệp nhất mới giữa mọi dân tộc

Khi làm như vậy, Thánh Luca muốn nêu bật sứ mạng phổ quát của Giáo hội, như dấu chỉ của sự hiệp nhất mới giữa mọi dân tộc. Chúng ta thấy Chúa Thánh Thần hoạt động cho sự hiệp nhất theo hai cách. Một mặt, Người thúc đẩy Giáo hội đi ra, để có thể chào đón nhiều người và dân tộc hơn; mặt khác, Người quy tụ Giáo hội với nhau để củng cố sự hiệp nhất đã đạt được. Người dạy Giáo hội mở rộng cách phổ quát và quy tụ lại trong sự hiệp nhất. Phổ quát và duy nhất là hai mầu nhiệm của Giáo hội.

Chuyển động đầu tiên trong hai chuyển động - tính phổ quát - diễn ra ở chương 10 sách Công vụ, trong câu chuyện ông Cornelio hoán cải. Vào ngày Lễ Ngũ Tuần, các Tông đồ đã công bố Chúa Kitô cho tất cả người Do Thái và những người tuân theo luật Môsê, bất kể họ thuộc dân tộc nào. Cần phải có một “Lễ Ngũ Tuần” khác, rất giống với lễ đầu tiên, lễ tại nhà của viên đại đội trưởng Cornelio, để khuyến khích các Tông đồ mở rộng chân trời và dỡ bỏ rào cản cuối cùng, rào cản giữa người Do Thái và dân ngoại (xem Cv 10-11).

Thêm vào sự mở rộng sắc tộc này là sự mở rộng về mặt địa lý. Thánh Phaolô - cũng trong sách Công Vụ Tông đồ (xem 16,6-10) - muốn loan báo Tin Mừng tại một vùng mới ở Tiểu Á; nhưng, theo sách Công vụ, “Chúa Thánh Thần đã ngăn cản ông”; ông muốn chuyển đến Bitinia “nhưng Thánh Thần của Chúa Giêsu không cho phép ông”. Ngay lập tức chúng ta tìm ra lý do dẫn đến những lệnh cấm đáng kinh ngạc này của Thánh Thần: đêm hôm sau, Tông đồ nhận được lệnh trong giấc mơ phải đi đến Makêđônia. Vì thế Tin Mừng đã rời bỏ quê hương Châu Á và tiến vào Châu Âu.

Chúa Thánh Thần tạo là “mối dây hiệp nhất”

Chuyển động thứ hai của Chúa Thánh Thần - Đấng tạo nên sự hiệp nhất - diễn ra ở chương 15 của Công vụ, trong diễn tiến của sự việc được gọi là Công đồng Giêrusalem. Vấn đề là làm thế nào để đảm bảo rằng tính phổ quát đạt được không làm tổn hại đến sự hiệp nhất của Giáo hội. Chúa Thánh Thần không phải lúc nào cũng mang lại sự hiệp nhất một cách bất ngờ, bằng những can thiệp kỳ diệu và dứt khoát, như vào Lễ Hiện Xuống. Người cũng thực hiện điều đó - và trong phần lớn các trường hợp - bằng công việc kín đáo, tôn trọng thời đại và sự khác biệt của con người, thông qua con người và các tổ chức, cầu nguyện và thảo luận. Theo cách thức mà chúng ta nói ngày nay - hiệp hành. Trên thực tế, điều này đã xảy ra tại Công đồng Giêrusalem về vấn đề các luật buộc của Luật Môsê áp dụng đối với những người ngoại giáo cải đạo. Giải pháp của Công đồng đã được công bố cho toàn thể Giáo hội bằng những lời nổi tiếng: “Chúa Thánh Thần và chúng tôi đã quyết định…” (Cv 15,28).

Thánh Augustinô giải thích sự hiệp nhất do Chúa Thánh Thần mang lại bằng một hình ảnh, đã trở thành kinh điển: “Linh hồn là gì đối với thân xác con người thì Chúa Thánh Thần là thế đối với thân thể Chúa Kitô, Giáo hội”. Hình ảnh giúp chúng ta hiểu được điều gì đó quan trọng. Chúa Thánh Thần không mang lại sự hiệp nhất của Giáo hội từ bên ngoài; Người không chỉ đơn giản ra lệnh cho chúng ta phải hiệp nhất. Chính Người là “mối dây hiệp nhất”. Chính Người tạo nên sự hiệp nhất của Giáo hội.

Hiệp nhất giữa con người không được thực hiện trên bàn ăn mà trong cuộc sống

Như thường lệ, chúng ta kết thúc bằng một suy nghĩ giúp chúng ta chuyển từ Giáo hội nói chung sang mỗi người chúng ta. Sự hiệp nhất của Giáo hội là sự hiệp nhất giữa con người và chúng ta không thực hiện trên bàn ăn mà trong cuộc sống. Tất cả chúng ta đều mong muốn sự hiệp nhất, tất cả chúng ta đều tha thiết mong muốn điều đó; tuy nhiên thật khó để đạt được điều đó, ngay cả trong hôn nhân và gia đình, sự hiệp nhất và hòa hợp là một trong những điều khó đạt được nhất và thậm chí duy trì nó còn khó hơn đạt được nó.

Đặt Thiên Chúa ở trung tâm

Lý do mà hiệp nhất là điều khó khăn với chúng ta là bởi vì ai cũng muốn tạo sự hiệp nhất nhưng xoay quanh quan điểm của riêng mình mà không nghĩ rằng người đang đối diện cũng nghĩ y như thế về quan điểm của “họ”. Bằng cách này, sự hiệp nhất chỉ đơn giản là ngày càng xa vời hơn. Sự hiệp nhất của cuộc sống, của Lễ Hiện Xuống, theo Chúa Thánh Thần, đạt được khi chúng ta cố gắng đặt Thiên Chúa, chứ không phải chính mình, vào trung tâm. Sự hiệp nhất giữa các Kitô hữu cũng được xây dựng theo cách này: không phải bằng cách chờ đợi người khác đến với chúng ta ở nơi chúng ta đang ở, nhưng bằng cách cùng nhau hướng tới Chúa Kitô.

Chúng ta cầu xin Chúa Thánh Thần giúp chúng ta trở thành khí cụ của sự hiệp nhất và hòa bình.

Buổi tiếp kiến kết thúc với Kinh Lạy Cha và phép lành Đức Thánh Cha ban cho mọi người.